Khám phá bữa cơm tất niên không thể thiếu trên bàn ăn người Việt mỗi độ tết đến xuân về

Bữa cơm tất niên chính là mâm cơm cuối cùng của năm. Khi các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần, dâng lên tổ tiên mâm cũng cảm tạ một năm đã qua. Bữa cơm này rượu thịt đầy đủ, cả nhà cùng nhau cạn chén chúc tân niên. Mong muốn năm tới sẽ làm ăn phát đạt, cùng nhau sống vui vẻ hạnh phúc.

Ý nghĩa của bữa cơm tất niên

Trải qua một năm làm lụng vất vả, bôn ba xứ người thì mỗi dịp tết đến xuân về là lúc để cả gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau ăn một bữa cơm cuối năm. Nó như là một sự tổng kết cho những mệt mài đã qua. Cũng là lúc chúng ta cùng nhau vui vẻ tận hưởng không khí gia đình.

Trong dịp Tết nguyên đán, bữa cơm tất niên mang ý nghĩa tư tưởng truyền thống sâu sắc. Sự ấm áp từ bữa cơm tất niên lan tỏa là thời khắc tình cảm con người tuôn trào, không chỉ có vậy bữa cơm tất niên còn có nhiều ý nghĩa tâm linh.

Theo quan niệm thì bữa cơm tất niên cũng là để tiễn đưa những vận vui trong một năm qua. Cầu mong năm mới vui vẻ tốt đẹp sẽ đến. Mâm cơm tất niên còn là tục lệ truyền thống rước ông Công ông Táo về lại nhà coi sóc việc bếp núc của gia chủ.

Ngoài ra, đây cũng là bữa cơm để con cháu thể hiện tấm lòng tôn kính, hiếu thảo với tổ tiên, ông bà.

Mỗi vùng miền sẽ có một mâm cỗ riêng, tuy đều có những món cơ bản nhưng cũng sẽ có một chút khác biệt đề phù hợp với bàn ăn từng miền.

Miền Bắc

Miền Bắc là xứ kinh thành Thăng Long ngàn năm, cho nên mâm cỗ kiểu cổ cũng chứa đựng thứ gọi là “quốc hồn quốc túy”. Mâm cơm bao giờ cũng mang nét quý tộc, cầu kỳ của những món ăn ngày tết mà có đôi khi chỉ miền Bắc mới có. Ghé thăm một ngôi nhà Hà Nội gốc ở phố cổ, bạn sẽ càng cảm nhận được tinh hoa ẩm thực ngày tết của người Việt Nam nói chung và người miền Bắc nói riêng.

Trước đây, mâm cỗ miền Bắc nói chung và mâm cỗ tất niên nói riêng bao giờ cũng đủ sáu bát: măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc. Tám đĩa: thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho. Hiện nay, mâm cỗ Tết miền Bắc theo đúng bài bản, thường thì 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng.

Miền Trung

Theo phong tục miền Trung thì bữa cơm tất niên đầy đủ các món như: bánh chưng, bánh tét, giò lụa huế, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua… Gia đình nào tươm tất thì có thêm đĩa bát miến Huế, đĩa thịt đông, chả huế, đĩa dưa món, bát canh măng khô, đĩa cá chiên…Những món ăn này gần như không khác gì đối với bữa cơm tất niên của miền Bắc. Tuy nhiên nhìn chung sẽ không cầu kỳ như ngoài Bắc.

Miền Trung thường là nơi chịu nhiều khó khăn thiên tai bão lũ, chính vì thế mà họ cũng không quá câu nệ mâm cơm. Miễn là người đi xa kịp về, trên mâm cơm có bánh chưng thể hiện không khí ngày tết vậy là quá đủ rồi. Những món ăn đậm chất dân dã có đôi khi cũng được ưa chuộng trong mâm cơm ngày tết của người dân nơi đây

Người miền Trung không hay dùng các loại chuối, trái cây có vị đắng, cay, mà chỉ chọn loại có vị ngọt, tròn, thơm và lâu hư úng để chưng mâm ngũ quả cho đẹp mắt, độc đáo, mong cầu an vui, hạnh phúc cho gia đình trong năm mới. Thường thì người Trung cũng không chưng trái cam, trái quýt vì theo quan niệm của người dân nơi đây rằng “cam đành quýt đoạn”.

Miền Nam

Mâm cỗ tất niên miền Nam hay có bánh tét, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, canh khổ qua nhồi thịt, chả giò…

Ðầy đủ các món ăn là vậy bởi quanh năm chỉ có ngày Tết mới được thưởng thức nhiều món như vậy, bên cạnh đó mâm cỗ Tết còn thể hiện sự no ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình, cũng như ước mong một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt.

Ngày nay cuộc sống có phần khá giả hơn, những món ăn truyền thống đó được các mẹ nấu ăn hàng ngày. Việc có thể thưởng thức những món ăn trên không còn quá xa lạ với tất cả mọi người nữa.

Xem thêm tử vi 12 con giáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *